• Danh sách chương
  • Cài đặt
    Màu nền
    Font chữ
    Cỡ chữ
    {{settingThemes.fontSize}}px
    Chiều rộng khung
    {{settingThemes.lineWidth}}px
    Giãn dòng
    {{settingThemes.lineHeight}}%
Chương 199: Lưu Kiệm thể hiện

Quyển II: Học Phủ Phong Vân

C 84: Lưu Kiệm thể hiện

Đúng như Hoàng Anh Kiệt mưu tính, khi Lưu Kiệm đi mua chức đội trưởng đội cứu hỏa, không một ai ra tay ngăn cản, còn tới khi hắn đại triển thần uy, không ai ngăn cản nổi. Nhưng bản thân Kiệm càng nể phục trình độ kiếm tiền của Kiệt trong vụ này.

Ví dụ như việc xây dựng vành đai phòng hỏa, theo yêu cầu của Lưu Kiệm các nhà phải cách nhau khoảng 10 thước (3 mét), rồi còn phải có hành lang để đội cứu hỏa đi vào, rồi thì các muốn khoảng cách các nhà không phải quá xa nhau, thì phải có hệ thống chữa cháy mạnh, mà thứ đó là mỗi Kiệt bán ra trong thời gian đó, ai không mua là phải chuyển đi, các xưởng nào muốn bắt chước cũng không kịp, thời gian chuẩn bị chỉ vài ngày. Khi mọi người tụ tậ phản đối, Kiệt liền dùng thực tế chứng minh ngay.

Kiệt cho người đi chuẩn bị, dùng chính một phần phố đêm để thử. Đầu tiên là cho người mời những kẻ phản đối tụ tập vào khu vực Phố Đêm, sau đó liền phóng hỏa. Ngay lập tức, những ngọn lửa bùng lên, người dân chạy toán loạn, giày xéo lên nhau. Còn may Kiệt cũng chỉ muốn thử một tí, cho người vào can thiệp sớm. Cậu cũng cho họ biết những thứ như mở rộng đường, khoảng cách các nhà, hệ thống chữa cháy hoạt động ra sao...

- Các vị, tiếc tiền mua cái máy, sợ lỗ khi phải di dời, nhưng nếu người chết của nả ra tro, thì còn lỗ hơn nữa.

Một vài kẻ lấy cớ Kiệt và Lưu Kiệm có làm việc thiên tư, hai người cũng đáp trả ngay. Trước tiên là dùng Phố Đêm làm mẫu. Phố Đêm là chỗ Kiệt đang thầu, Lưu Kiệm và đàn em ăn tiền ở đó, nên chỗ đó làm trước, không ai có cớ chỉ trích họ. Còn phần thiên tư cho một số chủ cửa hàng, thì đó là họ có ô dù thần thế, ai cũng không dám nói. Để cho chắc chắn, Kiệt yêu cầu họ mua hệ thống chữa cháy đồng thời huấn luyện các phương pháp phòng cháy chữa cháy, diễn tập thực sự tại các tiệm này,... nên dân cuối cùng cũng im miệng hết.

Thông qua Lưu Kiệm, thành An Lạc được quy hoạch đàng hoàng lại, cũng là lúc những con thuyền vốn trước sẽ vào cảng Thị Lị Bị Nại đi tới. Sự kiện này khiến các quan viên tỏ ra nghi ngờ. Họ họp bàn xem tại sao lại có nhiều thuyền buôn ngoại quốc đi tới đây. Lưu Kiệm đã biết trước thông tin, lập tức đứng lên giải thích.

- Thưa các vị đại nhân, mấy hôm trước, Kiệm thấy các thương nhân tới đây, trao đổi hàng hóa. Hàng trao đổi nhiều nhất là vải vóc, loại mặt hàng dễ cháy, buộc con phải tới kiểm tra. Nhân lúc hỏi chuyện, cũng biết được vài tin tức. NHững thương nhân này vốn dĩ ngày trước chỉ đến cảng Thị Lị Bị Nại ở trấn Hoài Nhân mua hàng, có điều từ ngày tổng trấn Lữ Liêm phục chức, tăng thuế má, các thương nhân thấy không còn lợi, bắt đầu tản đi. Liên minh dệt do Hoàng Anh Kiệt cùng các xưởng dệt ở châu Nam Bình hợp tác vốn có khách ở đó, nên Kiệt đã mời chào họ qua đây mua hàng.

- Thằng nhóc Lưu Kiệm này quả là chăm chỉ!- Tri Phủ Phạm Công Thì liền khen ngợi

- Dạ cháu chỉ là người trẻ tuổi, trẻ người non dạ, kinh nghiệm chẳng có, chỉ biết đem sức trẻ ra cố gắng hết sức mà thôi.

Lưu Kiệm nói những lời này mà mặt không đỏ chút nào. Những thông tin mà hắn có, đều là do Kiệt cung cấp, nhưng Lưu Kiệm vơ hết về mình. Lưu Kiệm nói rằng làm thế sẽ tăng uy tín của hắn trước các quan viên, tạo thanh thế, bảo Kiệt thông cảm dùm. Ngô Văn Đức tự mình đem những lời ấy nói với Kiệt, lại bảo cậu ta rằng có chỗ chống lưng mạnh mẽ thì mới có thể đứng vững trước cuồng phong bão tố. Kiệt cười nhẹ, chấp nhận để Lưu Kiệm nhận hết vinh quang.
— QUẢNG CÁO —

Sau những thông tin mà Lưu Kiệm nói ra, các quan viên bắt đầu thảo luận xem xem nên làm gì với đám thương nhân này. Đại đa số đều tỏ ra lạc quan với việc đánh thêm được mớ tiền nữa với các loại phí nhập cảng, phí canh thuyền, phí vào bờ,…. Lưu Kiệm im lặng một hồi, rồi đứng lên nêu quan điểm là phải giảm bớt các chi phí cho những thương nhân kia. Kiệm nói với họ rằng, nếu tăng thuế lên như trong buổi họp, các thương nhân này sẽ bỏ đi y như đang làm với trấn Hoài Nhân. Một vài quan viên ban đầu cũng tỏ ra thờ ơ, tới thì tới, đi thì đi, liên quan gì tới họ.

- Các vị, bấy lâu liên minh dệt đóng thuế nhiều hay ít, hẳn các vị cũng biết. Nếu không có chỗ xuất hàng, bọn nó làm sao có thể đóng thuế như cũ được.

- Thằng cháu nói thế là sao? Liên quan gì tới đám thương nhân kia chứ.- Lưu Từ, quan Trấn Thủ Thành An Lạc nheo mắt nhìn cháu

- Thưa các đại nhân, cháu trong lúc hỏi han, cũng được mấy người bán vải nói cho biết vải vóc các đợt trước liên minh dệt bán được chủ yếu là xuống trấn Hoài Nhân để bán cho thương nhân các nước xa xôi. Nhưng giờ không chỉ các thương nhân xứ lạ bỏ đi, thuế má ở Hoài Nhân cũng tăng, bọn họ cũng rất phân vân là làm ăn nữa hay không. Cháu nghĩ rằng nếu họ từ bỏ, thuế ta mất là rất nhiều. Nay bọn thương nhân ngoại quốc tới chỗ ta mua bán, ta phải giữ bọn nó lại, thương nhân ta có làm ăn được thì quan viên mới có một nguồn thu thuế ổn định.

Những lời này đánh động một vài quan viên cấp thấp, những người mà lương là cơ bản, lậu chỉ một phần. Thuế có thu đủ thì họ mới có lương. Khoản thuế đánh vào liên minh dệt cũng là một khoản khá, nếu mất nguồn này, họ cũng chịu ảnh hưởng.

- Hừm, lời của chú mày cũng đáng để xem xét. Tuy nhiên, không thể chỉ vì một vài cá nhân mà ảnh hưởng tới cái chung. Nếu đám thuyền ngoại quốc đó thấy thế mà tới nhiều hơn thì sao? Chúng tới để làm ăn nhiều vụ khác, với các mặt hàng khác chứ không chỉ là vải, không thu thì chúng càng tới ta càng lỗ, không thu đều thì có sự tị nạnh mất.- Một vị quan nói một cách quang minh chính đại, thực tế là chỉ muốn tiếp tục công việc thu phí cao bất chấp.

- Vậy thì ta càng nên giảm các chi phí cho thương thuyền ngoại quốc. Thuyền họ tới đây, tự nhiên thúc đẩy công thương phát triển hơn. Họ tới mua một mặt hàng này, thấy hàng khác ta cũng có, tự nhiên tiện tay mà mua.

Một vài quan viên cao cấp nhìn nhau. Các quan không phải chỉ ăn bổng lộc là no đủ, phần nhiều đến từ các khoản biếu xén. Vậy ai biếu xen nhiều nhất, tất nhiên là lũ nhà giàu. Các địa chủ ăn vào đất đai và nhân khẩu chiếm dụng được, vốn hữu hạn, không tăng nhanh, ngược lại các chủ xưởng, các thương nhân ăn ở chỗ bán được hàng, thì càng nhiều khách tới mua, hàng càng bán được, tất họ càng có mà biếu xén.

Một vài người bắt đầu động lòng, vài người khác thì lại muốn ăn tất ăn cả, nói như người Đại Hoa là “ muốn cả cá lẫn tay gấu” vậy đó. Các cuộc tranh luận diễn ra khá lâu, Tri Phủ phải lệnh hoãn họp vì trời đã tối. Thực chất, đây là lúc để các bên đi thuyết phục lẫn nhau bằng cách trao đổi các lợi ích kinh tế hay chính trị. Trò chơi quyền lực xưa nay là vậy.

Tất nhiên, các cuộc họp sau đó, ưu thế dần nghiêng về phía Lưu Kiệm bởi hắn đã chuẩn bị từ rất lâu- đúng hơn là Kiệt đã cho người chuẩn bị, Kiệm ăn thành quả, trong khi các quan viên phản đối vừa biết thì phải ứng phó ngay.

Kết quả cuối cùng, một lượng lớn chi phí mà bình thường sẽ áp lên đầu các thương nhân ngoại quốc được miễn hoặc giảm bớt, các thương nhân chỉ phải chịu một mức thuế 5% cho hàng hóa trao đổi.

Các thương nhân ngoại quốc ban đầu cũng e ngại mức thuế này, còn may Kiệt đứng ra chỉ cho họ những ưu điểm khi lên đây kinh doanh, mua được nhiều mặt hàng giá cả phải chăng, hàng hóa không quá nhiều nhưng được cái đa dạng, quan trọng nhất là có sự hỗ trợ từ Kiệt. Cậu có thể tác động sớm lên các quan viên, hỗ trợ xử lý những chuyện phát sinh, không để họ thiệt hại nặng quá.
— QUẢNG CÁO —


Thương nhân các nước thấy vậy cũng được, chưa kể khi vào khu chợ trao đổi, bọn họ lại được hưởng lại cảm giác như ở thành Đại Định, sự chào đón, sự công minh, đường phố rộng rãi, không lo nguy cơ hỏa hoạn,… Những cái này là Kiệt nghĩ ra, nên ở đâu có cậu, điều ấy lặp lại.

- Cậu Kiệt, tới đây thì thuế giảm mà điều kiện cũng tốt, thực sự làm bọn tôi rất vui. Nhưng mà cậu biết đấy, người làm ăn như bọn tôi đâu thể vui mãi, cũng phải có lãi chút chứ, phải không?- Các thương nhân đồng loạt tới tìm Kiệt kêu ca. Phủ Tân Bình ít đồ trao đổi, không như Trấn Hoài Nhân, nên họ tới đây không kiếm được hàng mang về bán.

- Các vị, chuyện này Kiệt thật sự không có cách, thị trường này vốn dĩ khá nhỏ, lại ít trọng công thương, cho nên hàng hóa ít và kém đa dạng là thường. Dẫu thế, vì các vị đã vì tôi mà tới đây, Kiệt cũng không để các vị về tay không. Các vị xem thử thứ này.

Kiệt cho người đem ra những hộp thủy tinh, trong đựng những hạt đường trắng. Mọi người cầm chúng và nếm thử, đường ngọt, hạt nhỏ mịn, lại còn trắng như muối tinh, rất đẹp mắt, hơn hẳn đường phèn, đường nâu.

- Thứ này là đường sao?

- Ha ha ha, các vị, mời nếm thử.

Kiệt cho mang món nước chanh ra, thứ này cho đường vào uống ngon hẳn, lại tiện tay mang ra một vài món ăn có sử dụng thứ đường này: các loại mứt khô: mứt gừng, mứt bí, mứt dừa,… rồi bánh rán tẩm đường, các loại chè,… Các thương nhân thưởng thức mà như nuốt lưỡi vào trong.

- Cậu Kiệt, thật là một thứ hàng giá trị, không biết thứ này sản lượng ra làm sao?

- Các vị, sản lượng đường tinh hiện còn hạn chế lắm, tầm 2000 cân một năm.

- Trời, ít vậy sao?

Có tới 20 người ở đây, vậy thì vị chi mỗi người chỉ mua được 100 cân đường. Giá cả vận chuyển, rồi nguy cơ bị cướp bóc các kiểu, tính ra không hề lãi tẹo nào.

- Các vị xin yên tâm, thứ hàng này, đang không ngừng tăng sản lượng, năm sau có thể tăng cường sản lượng lên 4000 cân, và 2 năm tới, nhất định có thể đạt 10.000 cân một năm.
— QUẢNG CÁO —


- Chà, thế thì được, thế thì được!- Các thương nhân ngoại quốc nghe vậy liền nở nụ cười.

- Hơn nữa, đó là trong trường hợp chúng tôi tự mình làm.

- Ý cậu Kiệt là sao?

- Trồng mía thì cũng phải có cây giống. Nếu như các vị có thể hỗ trợ tìm thêm cây giống, vậy sản lượng có thể liên tục tăng nhanh. Các vị không biết chứ sản lượng đường này là mới trồng riêng năm nay mà thôi.

- Thật sao?- Đám thương nhân mắt sáng rực lên, rồi lập tức hỏi han đủ kiểu để mua được đúng loại mía cần để làm giống. Quả đúng là người làm ăn có kinh nghiệm, không đâm đầu vào mua linh tinh. Dẫu vậy, Kiệt cũng nói rằng tốt có cách làm tốt mà xấu có cách dùng cái xấu.

Một thùng rượu lớn được đem ra, đây là cách xử lý cây mía không quá đạt chuẩn. Chúng được ép nước và đem ủ thành rượu, giống như rượu rum, mùi thơm, cực nặng. Tất nhiên, rượu thì bên thương nhân không ham lắm, chở nặng thuyền mà giá chả được mấy, nhưng biết Kiệt đã có chỗ giải quyết, họ cũng yên tâm, đỡ nhiều công đoạn khi chọn mua mía.

Kiệt nhìn đám thương nhân vui vẻ đi xem kho đường, lại nhìn vào các thùng rượu, nghĩ tới Minh. Giờ này hẳn ông anh đang lộn tiết vì giận đây. Kế hoạch sử dụng công thương để cứu giúp người dân Nam Bàn của ông, nghe báo lại, giờ đã tan thành mây khói rồi.







Gánh tổ quốc Xô viết vĩ đại trên vai, Serov lầm lũi trên con đường chông gai, bước qua nghi kị, phỉ nhổ, kiên định tiến lên phía trước! KGB, túc phản, tiến lên! Đại Thời Đại 1958