• Danh sách chương
  • Cài đặt
    Màu nền
    Font chữ
    Cỡ chữ
    {{settingThemes.fontSize}}px
    Chiều rộng khung
    {{settingThemes.lineWidth}}px
    Giãn dòng
    {{settingThemes.lineHeight}}%
Chương 28: Ngành công nghiệp dầu dừa (2)
Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt

C 28: Ngành công nghiệp dầu dừa (2)

Dầu dừa tiêu thụ càng ngày càng nóng, bán đi tầm được 200 vại, khiến mọi người đều nhìn mà phát thèm, nhưng chỉ vậy mà thôi. Dầu dừa ăn rất ngán, nên xào nấu chỉ cần một chút là đủ. Mà dân ăn thì cũng tiết kiệm, chứ không như sau này cho hàng bát ô tô dầu chiên cho giòn, nên lượng dầu tiêu thụ bắt đầu chững lại, khách không còn mua tiếp nữa. Họ Đỗ nghe tin này, cũng chợt cảm thấy có chút vui vẻ. Xem ra, đối phương cũng chỉ có thế mà thôi.

Tin này quay ngược về làng Hồng Bàng, mọi người đều có phần lo lắng, vì dầu không còn bán được nhiều nữa, phải bán dài hạn, từ từ thì tiền về cũng ít hơn. Chỉ riêng hai người là Kiệt và bá hộ Đào Văn Xuân nhìn nhau mà cười, họ đã dự liệu hết cả. Dầu dừa đã bán khá, tiền thu lại cũng lớn, nhân cái lúc dầu dừa có dấu hiệu chững lại, họ vung tiền ra mua tích thật nhiều dừa, bảo rằng để bán lâu dài.

Những làng vạn chài ở huyện và những vùng trồng dừa ở huyện thị nghe qua, cũng gật gù. Họ thấy bây giờ dầu dừa cũng chả còn bán được bao nhiêu, mình có lao vào làm chưa chắc đã lãi, mà đem buôn bán với bên ngoài, chắc gì đã được, thôi cứ ăn chắc mặc bền. Thế là làng Hồng Bàng mua được đống dừa lớn về làm dầu tiếp.

Dầu dừa để được tận 2 năm, không sợ hỏng, chỉ cần tránh ẩm mốc, chuột bọ, nên họ vẫn cứ sản xuất đều đều. Hàng ngàn lít dầu dừa đã làm xong, lúc này, Kiệt mới tung đòn quyết định. Họ mang dầu dừa lên bán, phụ trách việc bán hàng là mẹ của Kiệt. Dầu dừa lúc này được đựng trong những hộp gỗ nhỏ bé, được quảng cáo có tác dụng làm mềm da tay và làm mượt tóc. Để có sức thuyết phục, chính mẹ cậu và những người phụ nữ đi bán hàng cùng, suốt thời gian qua đã dùng dầu dừa làm mượt tóc, làm mềm da, dưỡng ẩm da,…
Phụ nữ, ai mà chả thích đẹp. Nhìn những người phụ nữ thôn quê mà da mềm mịn, trắng trẻo, sờ mà thích, không người đàn bà nào là không muốn. Từ các quan bà, vợ các chức sắc trên huyện, cho tới những cô gái bán hoa cấp cao,… ai cũng thử mua vài lọ về. Bán dầu dừa, mẹ còn bán cả lời khuyên làm đẹp, ăn uống, luyện tập để cơ thể tươi trẻ, toàn những thứ mà Kiệt mớm lời, người ta bán tín bán nghi, nhưng cứ thử đã.

Lượng tiêu thụ của dầu dừa làm đẹp không tăng ngay, mục đích khi bán ra thứ này của Kiệt xâu xa hơn vấn đề kinh tế. Đầu tiên là để duy trì tạm dòng tiền, có đồng ra đồng vào vẫn hơn, hai là để tạo quan hệ cho mẹ của mình với những người phụ nữ giàu có và quyền lực, nếu không thì cũng có quan hệ rộng. Mối quan hệ này lắm khi còn ngang ngửa với quan hệ lo lót mà họ Đỗ tốn bao công xây dựng ấy chứ. Có câu lệnh ông không bằng cồng bà, người Trung Hoa cũng có câu “chẩm đầu phong”- gió thổi bên gối làm người đàn ông mê muội.

Sau ba tháng, cảm thấy lượng dầu dừa thu hoạch được đã đủ lớn, Kiệt mới tung ra xà phòng và dầu đốt. Xà phòng có thể giúp giặt sạch quần áo cực nhanh, rửa chén đĩa hay tắm táp đều tốt. Giá cả cũng không quá đắt, các bà nội trợ đều thích thú. Đã thế, xà phòng lại là hàng tiêu hao, khó mà vớt lại như dầu, tốc độ tiêu hao nhanh, bán cứ vù vù. Còn dầu đốt đèn, có thể tận dụng ngay dầu dừa nấu nhiều lần, chỉ là dầu đã chiên rán nhiều mùi khét hơn dầu dừa cặn, nên dùng không thoải mái, người ta ít dùng. Dầu dừa đốt có mùi thơm, cũng là một chiêu hút khách

Lúc này, thấy làng Hồng Bàng kiếm tiền thun thút, những kẻ làng có sẵn rừng dừa đều nóng cả mắt. Họ bảo nhau mình có sẵn nguyên liệu, sao phải bán cho bọn nó giá rẻ để bọn nó kiếm tiền. Thế nhưng, hiển nhiên họ cũng chưa biết cách làm dầu dừa, đặc biệt xà phòng thì càng không. Thế là họ mới cử người tời tìm làng Hồng Bàng, trước hết hét giá dừa lên cao, rồi đòi phải được tham gia sản xuất cùng.
— QUẢNG CÁO —

Có nguồn dầu phong phú xong được Kiệt tư vấn, bá hộ Đào Văn Xuân không chối từ. Ông ta mời họ tới xem cách chế biến dầu của làng mình. Nhìn những chiếc máy chạy ngày đêm, hoạt động hiệu quả hơn con người hàng bao lần, các làng đều tự nhân khó mà làm được. Họ cũng có mương nước, cũng có nguyên liệu chế tạo bánh xe nước, các loại máy móc, nhưng tất cả thợ mộc tới mà xem, rồi đều không thể khẳng định là có thể làm được.

Làng Hồng Bàng chia sẻ hết, cử người sang trợ giúp, chỉ đạo, hướng dẫn. Làm được dầu dừa rồi, họ còn sẵn sàng đề nghị vận chuyển hộ với những làng ở xa, còn với những làng ở gần, có thể mượn cái kho họ đã thuê sẵn. Đổi lại lòng tốt này, làng Hồng Bàng chỉ đề nghị tất cả cùng kiểm soát giá cả và chất lượng. Hàng xấu quá không được bán, giá quá chát phải hạ xuống, bán phá giá cũng không được.

Họ không ép buộc, mà dùng thời gian dài thuyết phục, cho thấy hơn thiệt khi làm ăn theo phường hội tập trung, kiểm soát giá cả lẫn chất lượng. Nguồn thu nhập ổn định, ai cũng có phần, thị trường bấp bênh chỉ lợi cho kẻ ngoài hưởng lợi.

Giá cả ổn định, chất lượng ổn định, hai thứ quan trọng nhất để một thương hiệu dễ vươn tầm ảnh hưởng. Các thương nhân ghé qua huyện Sơn Hải bắt đầu chú ý tới mặt hàng này, họ mua nó về bán thử, cũng kiếm được tí lãi. Đầu ra nhờ thế ổn định lại. Một món hàng bán chạy, nhiều kẻ quyết định nhảy vào kiếm chác.

Vương Hữu và Nguyễn Văn Thẩn là hai kẻ quyết định nhảy vào sớm nhất. Vương Hữu- đại diện cho nhóm lợi ích chủ nhà trọ, nơi mà khách buôn và thủy thủ hay tới nghỉ chân. Nguyễn Văn Thẩn- là quan độ tư, chủ quản thuyền bè ngoài cảng.

Đây là hai con rắn độc địa phương- địa đầu xà, quan hệ rộng, nhân mạch xâu xa. Chúng lại ở hai phân khúc mà làng Hồng Bàng đang có nhu cầu: vận tải hàng hóa ở cảng và kho chứa hàng trên bờ. Và hai tên này muốn dựa vào đó bắt chẹt làng Hồng Bàng.

- Bọn này muốn tăng thêm chút tiền thuê nhà kho và tiền thuế xuất bến của những thùng dầu kia.

- Bọn tôi đã đóng góp một khoản thu không nhỏ cho các vị, mong các vị hiểu cho, đóng góp thêm thì bọn tôi sẽ lỗ vốn mất. Tiền bán dầu có đáng là bao?

- Lỗ thì tăng giá lên.
— QUẢNG CÁO —


- Các vị, tăng giá thì ai chịu mua chứ!

Hoàng Văn Định ngồi nói chuyện tay đôi với hai con rắn địa phương. Trong làng đang vụ cấy gặt, bá hộ Đào Văn Xuân chú trọng cấy cày hơn, cho rằng thóc gạo mới là thực quyền, làm dầu là làm thêm, nên phải lo đồng ruộng, Kiệt liền để bố cùng mẹ đi coi việc kinh doanh. Có mẹ tháo vát lo liệu phía sau, tệ nhất vẫn còn Kiệt, bố chưa chắc đã bại. Mà làm việc này, ông sẽ có thể kinh nghiệm làm việc nữa. Kiệt cần ông đứng ra che chắn ít lâu, cậu mới 8 tuổi, anh trai cậu- Minh cũng chỉ mới 13 tuổi mà thôi.

- Này, bọn ta chán phải nghe đi nghe lại mấy trò này rồi. Thằng nông dân, mày nên hiểu, bọn ông không muốn đôi co nữa, gọi người có thể quyết ra đây ngay.

Bị xúc phạm Hoàng Văn Định cũng chỉ biết cười cho qua. Nhưng lập luận của ông ta vẫn vậy, không thể tăng tiền trả cho hai người này. Sự cứng đầu của Hoàng Văn Định làm hai gã rắn độc phát cáu

- Mày cứng đầu quá, có phải đó là lý do họ bảo mày đi làm bia không? Thôi, bọn ông không phí nước bọt với mày, chào.- Đám người đứng lên, Hoàng Văn Định vẫn khẩn khoản xin bàn lại, nhưng đâu ai ngồi nữa.

Và chúng ra tay thật, hai lần liên tiếp vận chuyển dầu bị phá. Lần đầu tiên thì bị chặn lại bởi quan tuần tra cảng, lần thứ hai thì dầu vận chuyển lên, bị một toán người xông vào phá đám, đập vỡ thùng, dầu chảy lênh láng.

Hai đòn này là sự cảnh cáo quyết liệt. Nếu làng Hồng Bàng vẫn chỉ có một mình, họ sẽ sớm phải chịu thua, đối phương có những nguồn lực vượt trội. Kiệt đã sớm tính tới diều này, việc chia sẻ tài nguyên với những làng khác, cũng không khác gì kéo họ lên chung con thuyền, thuyền chìm cả lũ sẽ chết chìm.

Những ngôi làng cùng sản xuất dầu dừa lập tức nhảy vào cuộc. Họ cho người đi bảo vệ các thùng hàng, rồi thì liên hệ với quan lại của huyện để khiếu nại nếu Nguyễn Văn Thẩn chèn ép. Bị đám nhà trọ ép giá, họ không thèm thuê các nhà kho ở huyện, chuyển chúng tới các làng lân cận, các vạn chài gần đó, hễ khách cần là mới chở tới, hoặc không thì mời khách ngồi thuyền ghé qua chỗ làng khác xem hàng,…

Các mặt hàng như dầu dừa, xà phòng tuy không quá thiết yếu, được giá khá rẻ, công dụng lại hay ho, nên lượng tiêu thụ càng tăng. Lượng tiêu thụ tăng, khách phải ghé vào cảng, thuyền phải cập cảng đáng lẽ phải tăng, nhưng giờ họ lại đi nơi khác. Nguyễn Văn Thẩn bị chửi một trận lên bờ xuống ruộng vì mất biết bao thuế má.
— QUẢNG CÁO —


Bằng mối quan hệ với các quan bà, vợ các quan lại nhỏ bé, Văn Nguyệt Nga cũng liên hợp một lực lượng nho nhỏ, có tai mắt trong chính quyền huyện, bà phân tích được rằng Nguyễn Văn Thẩn đang gặp khó, liền bảo chồng chủ động gặp gỡ, bàn lại công chuyện. Hoàng Văn Định tới, bàn lại việc cho hàng về cảng Thuận, Nguyễn Văn Thẩn được cứu thua, liền chấp nhận bắt tay, không tăng phí nhập cảng.

Thế là giờ chỉ còn mỗi Vương Hữu là cứng cổ. Thuyền đưa dầu vào cảng mà không đủ kho thì cũng như không. Kiệt bày mưu, khuyến khích, Hoàng Văn Định đi gặp Vương Hữu lần cuối. Vương Hữu coi như mình nắm đằng chuôi, gạt phắt. Thế là ngay hôm ấy, hắn vừa đi ra ngoài đường, liền bị một kẻ cầm dao xiên chết tươi.

Đó là một tên nghèo kiết xác ở làng Thụi, bị bệnh nan y không thể cứu chữa, được họ Hoàng vung tiền, hứa nuôi vợ con, liền đi giết Vương Hữu. Cú ra đòn quá mức đáng sợ, không một ai dám hó hé gì. Dù sau đó vẫn phải mất công, mất của xoa dịu đám quan lại trong huyện, xong vụ này coi như xong.

Nhân sinh phiền não chốn dương gian
Biển khổ mênh mông suối lệ tràn
Nhân quả luân hồi kiếp nào thoát
Tam sinh tam thế cứ mãi mang.
Chỉ mong cơn say mang được nàng
Tay cầm mỹ tửu dứt phiền ưu
Đời này ta nguyện kiếp phong lưu
Thân dựa núi thả tiêu vô sầu.
Hùng Ca Đại Việt