• Danh sách chương
  • Cài đặt
    Màu nền
    Font chữ
    Cỡ chữ
    {{settingThemes.fontSize}}px
    Chiều rộng khung
    {{settingThemes.lineWidth}}px
    Giãn dòng
    {{settingThemes.lineHeight}}%
Chương 1: Không có đào binh, chỉ có chết trận.

“Oanh”

Sau một tiếng nổ lớn của pháo ĐKZ, tai tôi ù điếc hết cả, khẩu súng AK cũng đã tuột khỏi tay.

Ngẩng đầu lên từ đường hầm nhưng đất cát bay bụi mù che phủ hết cả một vùng khiến tôi chẳng thể nhìn rõ được chiến sự ở phía trước.

Sự khốc liệt của chiến trường làm tôi buột miệng chửi: "Mẹ kiếp".

Người đồng chí vỗ vào vai tôi hô lên: "Trần An, đội trưởng bảo chúng ta lui về tuyến hai thay đạn".

Nhưng tai vẫn còn chưa hết điếc nên tôi không thể nghe rõ được lời nói của người đồng chí.

Dù vậy, chỉ cần nhìn thấy anh ấy ra hiệu vẫy vẫy tay về phía sau là tôi có thể hiểu. Đó là tín hiệu rút lui của tiểu đoàn chúng tôi.

Tôi là Trần An. An trong an nhiên tự tại.

Hiện là một lính bộ của Sư đoàn quân khu I.

Tôi là người Hà Nội, đi lính lần đầu là vào chiến dịch Điện Biện Phủ mùa hè năm 1954.

Nhớ hồi đó tôi mới chỉ là tân binh tòng quân năm đầu. Các thành viên cùng tiểu đoàn với tôi năm ấy đều là các anh em cùng làng cả.

Sau chiến dịch chỉ có tôi sống sót từ đất Điện Biên khói lửa mịt mù ấy trở về.

Sau đó không lâu, tôi lại tham gia vào chiến dịch Giải phóng miền Nam.

Năm 1975 Thống nhất đất nước, tôi được chuyển lên quân khu I đóng tại biên giới Việt-Trung.

Dự là cuối năm nay, tôi sẽ được chuyển về Hà Nội công tác.

Chí ít còn có cơ hội về nhà thăm phụ huynh vài lần một năm.

Ai ngờ, vừa ăn Tết chưa được bao lâu, bọn Tàu lại cả gan đưa quân xâm chiếm biên giới.

Và hiện tại, chúng tôi đang phải cố thủ thị xã Lạng Sơn với lượng đạn vô cùng ít ỏi.

Đội trưởng nhìn tất cả chúng tôi một hồi nói: "Đạn đã sắp hết."

"Theo tình báo, địch có bốn sư đoàn tiến vào thị xã Lạng Sơn. Trong đó có một sư đoàn Tăng thiết giáp."

"Các đồng chí, hãy đưa ra ý kiến."

Lời của đội trưởng giống như sấm đánh bên tai tôi.

Nói thật, tôi có chút lo sợ. Tôi cũng đã già cả rồi, hơn 40 tuổi đầu chứ ít ỏi gì.

Đâu còn nhuệ khí của 20 năm trước, chẳng sợ gian truân khổ cực, cứ thấy giặc là cầm súng tử chiến đến viên đạn cuối cùng.

Hiện giờ, cả nước đã thống nhất. Tôi cũng chỉ mong một gia đình êm ấm cho cha mẹ già có cháu bồng. Vậy là đủ rồi.

Nhưng đúng lúc này, có một người đồng chí chạy vào nói: "Đội trưởng, anh Huy bị trúng đạn".

Đội trưởng liền giật mình lo lắng vì anh Huy chính là sư đoàn trưởng của chúng tôi.
— QUẢNG CÁO —

Tất cả mọi người liền bỏ qua câu hỏi vừa rồi của đội trưởng lao ra bên ngoài xem tình hình của anh Huy.

Tôi ngồi lặng im tại chỗ lập tức gạt bỏ ngay suy nghĩ vừa rồi trong đầu.

Ha, Trần An à, mày nghĩ cái gì vậy chứ?

Anh em đồng đội của mày đang chiến đấu ở ngoài kia, mưa bom bão đạn, vạn trùng gian nan.

Các đồng chí ở chiến khu còn đợi tin mừng chiến thắng báo về.

Mày lại ở đây lo nghĩ vì sự ích kỷ của bản thân. Thật là một kẻ hèn nhát.

Nên nhớ, quốc thổ Việt Nam không thể để cho giặc chiếm, dù chỉ một tấc đất cũng không thể.

Tổ quốc còn chưa một ngày yên tiếng súng, lòng cũng không thể thảnh thơi mà hưởng thụ cuộc sống.

Suy nghĩ thoáng qua trong đầu, tôi liền cầm khẩu AK của mình đứng dậy ra ngoài xem thương thế của anh Huy.

Anh ấy bị trúng đạn vào vùng bụng, tạm thời không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ít nhất cũng cần phải điều dưỡng vài ngày.

Đội trưởng báo cáo tình hình đạn dược với anh Huy.

Anh ấy thở dài, gắng gượng nói: "Các anh em, đạn dược đã sắp hết với tình hình này không biết bao giờ các đồng chí ở Trung ương có thể lên kịp tiếp viện."

"Thị xã Lạng Sơn là vị trí quan trọng."

"Anh là sư đoàn trưởng. Sống phải có trách nhiệm với chiến khu, chết cũng phải có trách nhiệm với Tổ quốc."

"Các chú bảo với anh em. Ai con một trong nhà, ai còn trẻ thì rút về phía sau."

"Đưa theo các người dân sơ tán đi cùng."

"Còn anh em nào muốn chiến đấu thì ở lại với tôi."

Thấy anh Huy nói thế, đương nhiên có người dao động. Ai mà chẳng mong một ngày được ở bên cha mẹ có một cô vợ hiền cơ chứ.

Nhưng ngay lập tức có một người liền đứng ra nói: "Anh Huy, em đi bộ đội từ năm 16 tuổi, đã có gần 20 năm trong quân ngũ, em theo anh. Sống chết có số."

Tôi quen anh Huy từ hơn 25 năm trước, anh ấy là người Cao Bằng.

Lúc này thấy tôi đứng theo cùng anh em. Anh Huy bảo tôi: "Chú mày năm nay 42 tuổi đầu, còn chưa vợ con gì. Mẹ chú ở nhà mong mãi ngày chú xuất ngũ.

"Anh quen chú cũng đã lâu. Thôi, lui về cùng anh em đi. Không vì mình, chú cũng phải nghĩ cho phụ huynh chứ."

Tôi nhẹ cười, ánh mắt lúc này không một chút do dự nói: "Anh Huy, em là người Việt Nam. Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ cũng là trách nhiệm của một người lính."

Anh Huy nhìn tôi cười cười lắc đầu nói: "Thật cứng đầu."

Thấy anh em ở đây đều một lòng quyết đánh giặc, anh Huy liền cười lớn cảm giác vô cùng sảng khoái.

Cố gắng đứng dậy ôm chặt vết thương, anh Huy hưng phấn cầm súng trong tay giơ lên trời hô lớn nói: "Anh em, có chết thì chúng ta cùng chết. Người Việt Nam chỉ có chết trên chiến trận, quyết không có đào binh. Xông lên!"

Lời nói của anh như gầm vang với trời đất, như lời khẳng định quyết tâm của một người lính với lá cờ đỏ sao vàng Tổ quốc, như lời cam đoan giữ vững nền độc lập, tự do nước nhà với người cha già đã mất - Chủ tịch Hồ Chí Minh.
— QUẢNG CÁO —

Chúng tôi sĩ khí liền tăng cao, ai nấy cũng đều lăm lăm khẩu AK lao theo anh Huy ra ngoài chiến trận, thay chỗ cho các đồng chí trẻ lui về phía sau đưa người dân đi sơ tán.

Đến cuối cùng, chỉ có duy nhất một tờ điện mật gửi về Trung ương. Nội dung đơn giản chỉ là: “Các đồng chí, chúng tôi đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng. Tạm biệt. Hồ Chí Minh muôn năm. Việt Nam muôn năm.”

Quân địch rất mạnh, chỉ phút chốc chúng tôi đã không thể cố thủ được nữa.

Trung Quốc đưa cả thiết giáp, pháo cao xạ cùng với cả hai mươi mấy sư đoàn sang lãnh thổ Việt Nam. Riêng thị xã Lạng Sơn đã có tới bốn sư đoàn.

Chưa kể Quân khu I chúng tôi phần lớn là tân binh, thậm chí còn không có quân đội đặc chủng.

Viện binh Trung ương chưa tới, thị xã Lạng Sơn này, sợ rằng không thể giữ được.

Cũng may, người già và trẻ em đã được các đồng chí khác trước tiên đã đi theo đường hầm lui về tuyến sau sơ tán.


Cuối cùng, tôi nhìn thấy từng anh em đồng chí lần lượt ngã xuống, những người huynh đệ chí cốt vào sinh ra tử. Từng người từng người một nằm xuống trước “họng súng” của giặc.

Mỗi một người nằm xuống đều như một con dao cứa vào tim tôi. Và hơn hết nó như một viên đạn bắn vào tim người mẹ già nơi quê nhà.

Tôi từng phải nhìn những người anh em thuở nhỏ cùng làng nằm xuống tại đất Điên Biên. Không ngờ trước khi chết lại phải nhìn cái cảnh đau đến rách gan xé thịt này thêm một lần nữa.

Thậm chí những dân quân tự vệ đã không ngần ngại ở lại chiến đấu nên chúng tôi mới có thể sống sót đến bây giờ.

Trong đó còn có cả phụ nữ đang mang thai vẫn không hề bỏ chạy mà chiến đấu đến cùng.

Nhưng tôi thấy thật sự vô cùng tức giận, căm thù vượt trên cả nỗi buồn.

Đó thật sự là một nỗi nhục và day dứt đến tận tim gan của những người lính chúng tôi khi không thể bảo vệ an toàn cho họ.

Tôi cùng với vài anh em khác không tới chục người là những người duy nhất còn sống sót đang nằm dưới hào.

Anh Huy hỏi: "Các chú có hối hận không?"

Tôi lấy trong người ra một điều thuốc.

Máu ở tay cũng đã nhỏ thành giọt, cùng với những vết bỏng do cầm súng quá lâu khiến hoạt động có phần khó khăn.

Tôi run rẩy lấy ra chiếc bật lửa đã cũ kỹ. Đó là vật lưu niệm cuối cùng của người ông nội luôn khục khặc điếu thuốc lào rồi phả vào mặt trêu đùa tôi.

Và lần ông tặng tôi chiếc bật lửa đó cũng là lần cuối cùng tôi được nhìn thấy gương mặt của ông.

Châm một điếu thuốc, rít một hơi, cảm nhận mùi thơm của thuốc.

Từng dòng khói tràn vào phổi, tôi ho sặc sụa một hồi, rồi trả lời anh Huy: "Anh Huy, chúng ta đều giống nhau. Đã vào quân đội là những người yêu tổ quốc, yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh, hết lòng vì Đảng."

"Sống là người nước Nam, chết cũng phải làm ma của nước Nam."

"Em đời này chưa từng hối hận vì gia nhập quân ngũ, càng không hối hận vì đã sinh ra vào thời chiến trên đất Việt".

Anh Huy đáp lại lời của tôi: "Thế còn bố mẹ chú. Chú không nghĩ cho mình cũng phải nghĩ cho họ chứ".

Tôi cúi đầu thở dài nói: "Đúng thế, tiếc nuối nhất cuộc đời em là không thể báo đáp công ơn của họ."

"Em biết em là đứa con bất hiếu."
— QUẢNG CÁO —


"Nhà cũng không còn ai. Ông nhà em, cụ nhà em đều chết trên sa trường. Họ sẽ hiểu và thông cảm cho một người lính như em. Chỉ hi vọng khi nghe tin báo tử của em, ông già đừng tái phát bệnh tim là được."

Anh Huy liền lắc đầu vỗ vai tôi rồi động viên tinh thần cho các anh em.

Đúng lúc này, một tiếng động lớn khiến chúng tôi liền lập tức trở nên khẩn trương.

Tôi vứt điếu thuốc xuống đất, giẫm giẫm vài cái cho tàn thuốc tắt hẳn.

Tim tôi lúc này đập thình thịch như muốn phá vỡ lồng ngực mà nhảy ra ngoài.

Mặc dù tôi đã có chuẩn bị cho cái chết, nhưng vẫn không thể ngờ rằng nó sẽ tới nhanh đến như vậy.

Nhưng nhìn thấy mấy anh em còn không tới chục người vẫn lao lên quyết tử với giặc.

Tôi liền hô lớn tăng thêm can đảm. Nhớ tới những khoảnh khắc bọn chúng thẳng tay nổ súng với các đồng chí, ném bom vào người dân vô tội, tôi liền vô cùng tức giận, không còn sự sợ hãi, không lo lắng, không suy nghĩ, trong đầu chỉ có duy nhất hai chữ “giết giặc”.

Đến cuối cùng, dưới cơn mưa bom bão đạn của quân thù. Chúng tôi cũng chỉ là châu chấu đá xe, sự phản kháng của một con kiến trước lúc chết mà thôi.

Nhìn lại bầu trời Việt Nam lần cuối, từng dòng ký ức về gia đình, quê hương, về bố mẹ già đầu tóc đã bạc, về người ông nội yêu thương tôi hết mực. Và cả hình bóng của một người con gái Hà Nội tôi ngày đêm mong nhớ.

Tiếc nuối, tức giận.

Lần đầu sau 36 năm ra trận, tôi đã khóc.

Tôi có vô vàn điều muốn nói, vô vàn cảm xúc trào dâng, vô vàn giọt nước mắt chợt tuôn rơi.

Nhưng cái ngòn ngọt đáng hận của máu trong miệng dần dần khiến tôi trở nên bất lực mà nhắm mắt lại, cố gắng dùng tất cả sức lực còn lại của một kẻ sắp chết tôi thều thào: "Con…xin… lỗi…"

Những người lính, những người bộ đội nơi chiến trường máu lửa gian nan khổ cực.

Mang trên mình gánh nặng bảo vệ tổ quốc mà bỏ lại quê hương nơi họ sinh ra, bỏ lại những người cha mẹ tóc bạc ở nhà ngóng trông.

Chỉ vì sự yên bình của người dân, chỉ vì một trách nhiệm nặng nề của người lính, chỉ vì dòng máu Lạc Hồng đang chảy trong huyết quản.

Tất cả đều khiến họ không thể lùi bước, không thể mềm yếu. Cũng không có cơ hội lùi bước, không có cơ hội mềm yếu.

Họ viết lên một trang vàng chói lọi cho sách sử ngàn năm của dân tộc.

Thế nhưng có trang sử nào liệt kê được những người con của tổ quốc đã chết trên chiến trường ấy?

Cũng có trang sử nào viết hết được những cái chết hào hùng không tiếc sinh mạng, không tiếc xương và máu vì mảnh đất linh thiêng của Tổ quốc.

Dẫu biết rằng, cuộc chiến nào cũng phải có hi sinh, hạnh phúc nào cũng phải có đánh đổi.

Nhưng chiến tranh là vô vàn gian khổ, vì độc lập nước nhà mà ta đổi xương máu.

Hãy quý trọng từng tấc đất quê hương, ở nơi đó có xương và máu thịt của những người đã chết vì tương lai.


Thời đại tu tiên sụp đổ, mạt pháp thế giới xảy ra, Tu Tiên Giả trốn khỏi thế giới này hoặc chết.
Ngàn năm sau, thời đại Ma Pháp xuất hiện, thay thế thời đại cũ. Nhưng mấy trăm năm sau đó, linh khí khôi phục, Tu Tiên Giả xuất hiện trở lại. Liệu hai bên có xảy ra va chạm?
Một gã thô lỗ bất đắc dĩ xuyên không đến thế giới loạn lạc. Không ma lực, không ma pháp, không linh lực, hắn chỉ có thể luyện thể để đánh nhau với thế giới đầy phép Ta Bán Hủ Tiếu Tại Dị Giới