• Danh sách chương
  • Cài đặt
    Màu nền
    Font chữ
    Cỡ chữ
    {{settingThemes.fontSize}}px
    Chiều rộng khung
    {{settingThemes.lineWidth}}px
    Giãn dòng
    {{settingThemes.lineHeight}}%
Chương 387: Chốn không người Cự Vọng chia binh
Hừng Tây ló dạng trên mặt biển, những tia sáng đầu tiên báo hiệu một ngày mới, tạm xua đi lạnh giá cùng màn đêm tăm tối.

Đoàn chiến thuyền Thiên Đức di chuyển trên biển được hơn hai canh giờ, áng chừng được khoảng một trăm năm chục dặm đường biển. Yết Kiêu chưa từng đi biển, chẳng thể biết bản thân đã dẫn binh đi được bao xa. Đoàn chiến thuyền di chuyển song song với đường bờ biển, Yết Kiêu đoán vậy, đêm tối tầm nhìn hạn chế, anh nào có biết.

Phạm Tu 01, Thiết Giáp đĩnh đầu tiên của thuỷ quân Thiên Đức trong chuyến hải trình chưa gặp trục trặc nào, song Yết Kiêu nhận ra cần phải thay đổi đôi chút cho những chiếc kế tiếp. Chương từng nói với Yết Kiêu về thứ gọi là chân vịt, điều khiển thành thục chân vịt, chiến thuyền sẽ bẻ lái, đổi hướng dễ hơn rất nhiều so với guồng xoay.

-Thưa chủ tướng, đằng xa kia chính là bờ biển thuộc đất Đằng Châu.

Nhìn theo hướng người ngư phủ chỉ, Yết Kiêu nhìn hoạ đồ, hỏi:

-Chúng ta đang ở đoạn nào trên hoạ đồ này?

Người ngư phủ loay hoay một lúc, gãi đầu cười trừ:

-Chủ tướng, thật lòng chúng tôi xem thứ này không hiểu lắm. Theo kinh nghiệm thì… chúng ta đã qua cửa Xích Giang được một quãng. Kia là vùng Giao Thuỷ, nơi đổ quân cách đây không xa, chủ tướng… phía trước có một cồn đất rất dài, nơi đổ quân chính là ở chỗ đấy. Giả tỉ có bão, sóng biển dồn dập kèm gió lớn cũng không gây hại cho thuyền.

-Ta nghe nói biển cũng có đường, ngày sau nhờ các anh vẽ giúp đường đi lối lại để binh sĩ cứ theo đó mà giương buồm thật tốt biết mấy.
— QUẢNG CÁO —

-Chúng tôi nhất định sẽ gắng sức.

Tiền quân dùng cờ hiệu báo tin, binh sĩ dưới quyền liền báo với Yết Kiêu:

-Thưa chủ tướng, hướng Đông Nam có năm thuyền nhỏ từ bờ đi ra, thuyền có cắm kỳ hiệu thuỷ quân Đằng Châu.

Yết Kiêu phẩy tay:

-Ruổi muỗi vo ve không cần để tâm, ưu tiên đổ bộ trước, thuyền nào tiện thì bắn vài loạt đạn đuổi chúng đi.

Năm chiến thuyền từ trong bờ biển chèo ra, hai bên nhìn rõ cờ hiệu của nhau. Đoàn thuyền Thiên Đức có mấy chiếc khai hoả thần công nhưng sóng biển dập dềnh, chẳng viên đạn nào bay trúng mục tiêu. Tuy vậy, mấy thuyền Đằng Châu hốt hoảng quay đầu trở vào bờ. Yết Kiêu nghe tiếng còi, tiếng kèn, tù và cùng chiêng trống dồn dập vọng ra từ trong bờ song chẳng mảy may để tâm. Đoàn chiến thuyền đi dần vào bờ, nơi có một làng chài và một đồn canh nhỏ. Sau vài tiếng súng rền vang, quân canh chạy hết cả. Dân chúng nhớn nhác bế con cái tìm đường trốn chạy.

Hàng trăm lính thuỷ nhảy ùm xuống biển bơi vào bờ trưng dụng các thuyền chài nhỏ, thuyền thúng của ngư dân bỏ lại, chèo những thuyền này ra chở thần công, đạn dược, hoả pháo, lương thảo. Yết Kiêu mất hơn nửa canh giờ đổ Trung đoàn Thuỷ Đường, Tiểu đoàn Thần Vũ, Tiểu đoàn Đường Vỹ, Tiểu đoàn Kim Động lên bờ. Tổng cộng ba nghìn lính bộ binh, trong đó Trung đoàn Thuỷ Đường không trang bị hoả mai. Tiểu đoàn Kim Động làm tiên phong, Thần Vũ và Đường Vỹ đi hai bên cánh. Trung đoàn Thuỷ Đường ở giữa.

Đổ bộ binh xong, để lại ba trăm binh sĩ trấn giữ làng chài và một số chiến thuyền, Yết Kiêu dẫn đại bộ phận thuỷ quân men theo bờ biển xuôi xuống phía Nam thêm vài chục dặm rồi vào cửa Cường Giang. Cường Giang là chi lưu của Xích Giang chảy qua đất Giao Thuỷ. Đoàn chiến thuyền Thiên Đức ngược dòng Cường Giang lên hướng Đông Bắc. Trong quá trình hành quân, bách tính Đằng Châu nhìn tinh kỳ phấp phới, đủ các kỳ hiệu, nhận ra thuỷ quân Thiên Đức họ lấy làm kinh sợ, gồng gánh bế bồng nhau chạy hết lượt. Nhiều thuyền nhỏ trên sông Cường Giang tá hoả dạt vào bờ, ngư phủ, thương nhân bỏ thuyền mà chạy loạn giữ thân.
— QUẢNG CÁO —

Yết Kiêu đã quán triệt toàn quân không được đụng đến tài sản của dân, càng không được lạm sát bách tính. Nếu như những lần trước, trong quân Thiên Đức ắt sẽ có quân dân vận song hiện tại tình thế cấp bách, phải chạy đua với thời gian, dân vận đành để sau. Yết Kiêu hầu như không gặp khó khăn, cản trở trong việc tiến quân trên đường thuỷ. Quân lính Đằng Châu đóng ở hậu phương rất ít, chủ yếu là dân binh, để chống lại một đạo quân chính quy mấy nghìn người thật khó nhường nào.

Chính Ngọ, Yết Kiêu đến ngã ba sông, anh đổ thuỷ quân tương đương một tiểu lên bờ hữu ngạn Cường Giang. Tiểu đoàn thuỷ quân này sau khi sắp xếp đội hình liền nhắm hướng Đông Bắc tiếp tục tiến quân, nhắm đến Xuân Phong, lỵ sở của vùng Thập Xuân. Xuân Phong là nơi đặt kho lương thảo lớn của Đằng Châu.

Đoàn chiến thuyền Thiên Đức tiếp tục di chuyển thêm chừng hai chục dặm mới tạm dừng. Yết Kiêu tiếp tục đổ một tiểu đoàn thuỷ quân lên bờ, đội quân này trực chỉ hướng Đông, dự kiến hội quân với tiểu đoàn trước đó ở Xuân Phong. Yết Kiêu chờ đợi ba nghìn quân càn quét vùng Giao Thuỷ.

Chẳng phải tự nhiên bọn Yết Kiêu làm một việc thừa thãi, bắt đội quân đi bộ mấy chục dặm rồi lại đón. Đó là bởi Giao Thuỷ là đất tổ của Phạm Lệnh công và Dương Sứ tướng, bọn Yết Kiêu muốn khống chế gia tộc họ Phạm và họ Dương, không cho họ chạy tản mát.

Đại Thắng Lý Hoàng hậu Lý Thiên Bình đích thân chỉ huy cánh quân này. Quân đi đến đâu dân chúng kẻ chạy xuôi, người chạy ngược. Thiên Bình gặp kháng cự chẳng đáng để kể, dân binh các làng nơi Thiên Bình đi qua đều vứt khí giới xin quy thuận. Mỗi làng đi qua, Thiên Bình đều tịch thu sổ bộ, sổ điền và yêu cầu dân làng nội trong ngày phải cắm cờ vải trên ruộng nhà mình và gặt hết lúa công điền. Năm nữ binh Thần Vũ hoặc Đường Vỹ sẽ ở lại làng cùng mười quân Thuỷ Đường lo giám sát việc gặt lúa. Lúa sau khi gặt sẽ được tuốt tạm rồi tập kết về làng chài. Dân chúng trong vùng sẽ hưởng hai phần lúa gặt trên công điền.

-Làng nào trái lệnh, trưởng làng và họ tộc sẽ bị bắt sung quân. Dân binh trong làng đã hàng mà trở cờ chống lại quân Thiên Đức lập tức giết cả làng! Còn như tuân thủ đúng yêu cầu, ba tháng sau trưởng làng đến phủ Thiên Đức nhận thưởng 30 nén bạc khao làng.

Họ hàng Dương Sứ tướng và Phạm Lệnh công phải ở yên, dân vùng Giao Thuỷ không được ra khỏi làng sau giờ Thân, khi rời làng không được phép đem theo binh khí. Thiên Bình với thân phận Hoàng hậu ban mệnh lệnh vô cùng ngắn gọn, có thưởng phạt rõ ràng, kèm công cán cho người gặt lúa nên bách tính nào dám trái ý.

Quãng giờ Thân, Thiên Bình cùng Tiểu đoàn Thần Vũ, Kim Động và phần còn lại của quân Thuỷ Đường, tổng cộng gần một nghìn năm trăm người, gặp bọn Yết Kiêu tại sông Cường Giang. Thiên Bình lên thuyền, đoàn thuyền ngược dòng Cường Giang thêm chừng hơn chục dặm đến hạ lưu Xích Giang. Tại đây, đoàn chiến thuyền thay vì qua sông lại ngoặt trái, ngược dòng Xích Giang đến điểm hẹn tại bến đò Cổ Lê.

Theo dự tính, Yết Kiêu sẽ đổ Tiểu đoàn Kim Động tại bến đò này, sau đó hành quân nhanh về lỵ sở Xuân Phong nhưng đoàn chiến thuyền hùng hậu di chuyển như chốn không người cập bến đò khi trời nhá nhem đã trông thấy đuốc sáng rực. Văn thân nho sĩ làm việc tại lỵ sở Xuân Phong đến hơn sáu chục người đã quỳ gối chờ dâng sổ sách, ấn tín. Yết Kiêu lên bờ, nghe báo cáo tình hình sơ bộ xong xuôi liền giao nhiệm vụ cho Tiểu đoàn Kim Động ở lại trấn giữ Xuân Phong. Năm thuyền Mông Đồng và hai Xa Hải neo tại bến đò Cổ Lê kiểm tra tất cả thuyền bè qua lại.
— QUẢNG CÁO —


Yết Kiêu thống lĩnh ba quân nhưng có Thiên Bình đi cùng. Thiên Bình tiếp nhận sổ sách, ấn tín, yêu cầu văn thân nhân sĩ đất Thập Xuân trở về lỵ sở chờ lệnh của Vạn Thắng vương. Tiểu đoàn trưởng Kim Động được uỷ quyền bố cáo an dân trong vùng, ai ở đâu cứ ở đó. Kẻ nào lợi dụng nhốn nháo cướp bóc bắt được xử tại chỗ.

Lỵ sở Xuân Phong đông dân nhưng quân binh trấn giữ chỉ có hơn ba trăm người, hơn nửa là lính già. Quân Thiên Đức đánh đến nhanh quá, quan chức cuống cuồng huy động dân binh đến lỵ sở song được vài trăm người. Tường thành không có, Cự thạch pháo cũng không, cung thủ càng không có nên chỉ sau một loạt súng chỉ thiên và dăm quả lựu đạn ném vào phủ huyện. Quan quân mặt xanh da tái giơ tay ra xin hàng hết lượt, chỉ có vài người bị thương. Nhìn chung không đổ máu. Quân Thiên Đức tha cho dân binh về làng, không được đi lại lung tung, nếu trốn mà bị bắt được sẽ chặt đầu bêu ven đường.

Nhận ấn tín, vỗ về văn thân, giao lại địa bàn cho Tiểu đoàn Kim Động xong xuôi, Yết Kiêu dẫn đại quân băng qua sông Xích Giang đổ đại bộ phận thuỷ quân và bộ binh lên bờ kèm thần công và hoả pháo. Đại quân lên bờ trời đã tối mịt nhưng không dừng chân, vừa đi vừa ăn lương khô uống nước đun sôi và nhai một số thực phẩm khô. Yết Kiêu dẫn đại quân tiến về hướng Bắc sau đó ngoặt sang bên hữu, nhắm đến vùng Trà Đoài trước khi trời sáng. Trong suốt quá trình hành quân, Yết Kiêu thường xuyên gửi tin tức về Tiên Minh.

Bởi đại quân Đằng Châu dồn về hướng Đông Bắc đánh sang Nghĩa Trụ Hạ và Tây Bắc ngăn cản quân Thần Sách. Sau khi ngăn Thần Sách không được, Dương Cự Vọng nhổ trại chuyển quân men theo bờ sông đi về hướng Đông, muốn tập hợp với Khổng Chiêu Hà. Quãng giờ Tỵ, đội hình hành quân mới đi được già nửa đường bỗng nhận tin cấp báo từ thám mã, Thiên Đức đánh từ bờ biển vào.

Dương Cự Vọng tá hoả tam tinh chưa biết phải làm sao. Môn khách họ Bùi mách kế, Dương Cự Vọng bèn chia đại quân làm ba đạo. Đạo hậu quân chuyển hướng về Trà Đoài ở hướng Nam. Đạo trung quân cũng về hướng Nam nhưng điểm đến là huyện Thái Bình. Hai đạo này vừa đi vừa trưng tập thêm dân binh trong các thôn xóm. Đạo tiền quân còn gần hai nghìn binh sĩ tiếp tục tiếp viện cho cánh Khổng Chiêu Hà ở mé Đông Bắc.

Kế chia binh của mưu sĩ họ Bùi thực là một thảm hoạ. Dương Cự Vọng đến khi nhận ra đã quá muộn.


Đột nhiên bị trùng sinh về năm 2014 thì các người sẽ làm gì? Hãy đọc Bức Ta Trọng Sinh Đúng Không để theo dõi quá trình main tạo dựng sự nghiệp, phát triển các chuỗi doanh nghiệp cùng những màn tán gái siêu đỉnh của main. Húp giảng viên, húp học muội, học tỷ, học đệ, … à không có học đệ. Tình tiết phát triển sự nghiệp và tình cảm hợp lý logic, không gượng ép, không hệ thống.