• Danh sách chương
  • Cài đặt
    Màu nền
    Font chữ
    Cỡ chữ
    {{settingThemes.fontSize}}px
    Chiều rộng khung
    {{settingThemes.lineWidth}}px
    Giãn dòng
    {{settingThemes.lineHeight}}%
Chương 70. Tham dự cuộc chiến.
Về đến kinh thành, anh suy nghĩ và quyết định sẽ theo Chiêu Văn Vương để đánh giặc. Theo lịch sử cũng như anh suy đoán địch sẽ tấn công làm ba hướng và Chiêu Văn Vương chặn cánh quân ở Đại lý sang, Hưng Đạo Vương chặn đánh cánh quân ở phủ Lạng Giang, còn Trần Quang Khải chặn đánh cánh quân từ Chăm Pa kéo lên ở Châu Hoan, Châu Ái.

Dù sao cánh quân Nguyên tấn công từ Đại Lý sang cũng chỉ là cánh quân phụ số lượng không nhiều. Trong lịch sử Chiêu Văn Vương dễ dàng chặn đánh đội quân này. Còn cánh quân Trần Hưng Đạo chỉ huy thì là cánh đón đánh quân chủ lực của giặc Nguyên nên rủi ro rất cao. Theo lịch sử cánh quân Nguyên đã chọc thủng phòng tuyến do Hưng Đạo Vương chỉ huy làm quân Trần liên tiếp bại lui, nhiều tướng giỏi đã hy sinh.

Cánh quân Chiêu Minh Vương chỉ huy tận vùng Châu Hoan, Châu Ái qua xa xôi mà mình lại không có giao tình nên sẽ không nên đi theo. Nghĩ như vậy nên khi đến chúc tết nhà Chiêu Văn Vương, sau khi chúc tết anh nói ý định của mình muốn đi theo Chiêu Văn Vương tham gia đánh giặc Nguyên ở trại Thu Vật ( Yên bái ngày nay). Nghe được ý định của anh Chiêu Văn Vương khuyên nhủ.

-Ngươi là người có tài tạo ra nhiều đồ vật, nếu ở lại Thăng Long người tiếp tục chế tạo ra hỏa pháo và những đồ vật khác giúp chúng ta có thêm lợi khí để đánh giặc thì tốt hơn là ngươi xông pha trận mạc mà chưa có kinh nghiệm chiến trận. Hơn nữa giữa chiến trận tên bay đạn lạc rất nguy hiểm cho ngươi, có làm sao Đại Việt lại mất đi một nhân tài.

Mạnh phân trần.

-Tại hạ chỉ muốn đi theo để kiểm định sức mạnh của những vũ khí mình tạo ra để có thể cải tiến cho nó tăng thêm uy lực. Chiến trường là nơi kiểm tra tốt nhất uy lực những vũ khí này. Tại hạ cam đoan sẽ theo sự chỉ đạo của Vương Gia không tự tiện xông pha nơi hòn tên mũi đạn.
— QUẢNG CÁO —

Nghe Mạnh phân tích Chiêu Văn Vương có vẻ xuôi lòng ông dặn.

-Nếu ngươi cam kết nghe theo lệnh của ta thì ta sẽ cho ngươi đi theo, nếu không tuân theo ta sẽ phạt tội không theo quân lệnh nhẹ thì đuổi ngươi về kinh thành nặng sẽ bị phạt côn bổng và giam lại. Việc quân không thể nói chơi ta sẽ xin ý kiến của Hưng Đạo Vương vì ngài ấy là Quốc công Tiết chế việc điều động người thuộc về quyền của Quốc Công nên ta sẽ tìm cách nói giúp ngươi.

Để chắc chắn hơn, khi anh đến chúc Tết Hưng Đạo Vương và nói ý định theo Chiêu Văn Vương đánh giặc của mình. Hưng Đạo Vương ôn tồn nói.

-Cháu là người giỏi cũng nên tham gia chiến trận để có thêm kinh nghiệm. Bác ủng hộ ý nghĩ của cháu, cánh quân của Chiêu Văn Vương sẽ không đụng phải quân chủ lực nên các trận đánh không quá ác liệt cháu có thể từ từ học tập. Bác định đưa cháu theo cánh quân của Bác để bác tiện rèn dỗ cháu nhưng cánh này sẽ có nhiều trận đánh ác liệt mà cháu lại chưa có kinh nghiệm chiến trận nên tham gia có sự nguy hiểm cao.

Sau khi tiễn anh ra cửa Hưng Đạo Vương dặn anh chuẩn bị chu đáo, ngày mười năm sẽ xuất quân. Về nhà khi anh nói ý định của mình Quỳnh Dao rất lo lắng, cô không muốn xa chồng hơn nữa anh lại xông pha ra chiến trường rất nguy hiểm. Anh phải an ủi và dỗ dành mãi cô mới đồng ý, anh dặn nếu thành Thăng Long có nguy cơ thất thủ thì cô và nha hoàn phải về ngay chỗ làng Bần anh đã thu xếp chỗ trú chân cho hai người. Anh để lại năm thân binh để bảo vệ cho cô phòng lúc nguy hiểm. Quỳnh Dao lo sợ anh có thể nguy hiểm trên chiến trường mà lại chưa có con nối dõi nên mấy ngày liền tối nào cô cũng chủ động đòi hỏi khiến anh mấy ngày liền lao động cả ngày lẫn đêm nên lúc nào cũng trong tình trạng thiếu ngủ. Thân binh nhìn thấy anh mắt như gấu trúc thì cười thầm.

Anh cũng báo cho Cẩn biết ý định của mình và dặn anh nên báo gia đình chuẩn bị di dời tài sản về phủ Thiên Trường ngay sau khi hết Tết vì có thể trận chiến này thành Thăng Long sẽ bị quân địch tàn phá.
— QUẢNG CÁO —


Ngày mười năm sau lễ phát ấn ở Phủ thiên trường, Hưng Đạo Vương làm lễ xuất quân ở bến Đông Bộ Đầu. Trước mặt ba quân tướng sỹ Hoàng thượng trao cho ông thanh thượng phương bảo kiếm có quyền chém trước tâu sau bất cứ kẻ nào không tuân lệnh ông kể cả các vương hầu. Sau khi quỳ xuống nhận bảo kiếm từ tay Đức Vua Hưng Đạo Vương đứng dậy rút thượng phương bảo kiếm chỉ về phía Bắc hô

-Tiến quân.

Đoàn quân rùng rùng tiến về phía Bắc, tiếng ngựa hí, voi rống cùng tiến bước chân rầm rập của hàng vạn quân cùng với bụi bay mù mịt mọi người cảm thấy cảnh tượng rất hùng tráng. Theo kế hoạch đã bàn bạc trước ở bến Bình Than các cánh quân chia làm ba hướng. Hưng Đạo Vương chỉ huy sáu vạn quân triều đình bảo vệ phòng tuyến Lạng Giang. Ông đã cho xây dựng phòng tuyến Xa Lý - Nội Bàng và đặt đại bản doanh ở Ải Nội Bàng ( khu vực xã Phượng Sơn, Lục ngạn Bắc Giang).

Chiêu Văn Vương dẫn một vạn quân triều đình cùng thân binh và phối hợp với các tù trưởng ở miền núi chặn địch ở trại Thu Vật ( Yên Bái). Còn Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải dẫn ba vạn quân triều đình chặn đánh giặc từ Chăm Pa kéo lên ở Châu Ái. Ngoài quân triều đình các phủ binh và dân phu hỗ trợ lực lượng để tăng sức chiến đấu và chuẩn bị lương thảo.

Do Mạnh quyết định cho con Dần đi cùng, anh định nhân dịp này thả nó về rừng vì nó cũng đã trưởng thành. Nếu kinh đô Thăng Long thất thủ thì có khả năng nó sẽ bị quân Nguyên giết chết. Chính vì con Dần đi theo nên các con ngựa khác ngửi thấy hơi nó đều bất an, tỏ ra sợ hãi chạy lung tung không theo người điều khiển nên anh phải cho nó đi cùng anh và bốn năm thân binh phía cuối đoàn. Khi đến trại Thu Vật dựa vào hiểu biết địa hình vùng này Chiêu Văn Vương quyết định xây thành bằng gỗ ở giữa đường cái quan để chặn địch.
— QUẢNG CÁO —

Vị trí xây thành gỗ là đỉnh một cao dốc khá cao, hai bên là vách núi dựng đứng. Đây là con đường độc đạo nếu muốn tiến về Thăng Long. Chiều ngang con đường chỉ tầm ba mươi mét nên ông quyết định cho lính đốn gỗ về dựng thành tường thành, phía ngoài trát đất để chống cháy. Tường thành cao bốn mét, bề mặt dựng dàn giáo rộng ba mét để đặt pháo và giàn hỏa tiễn cũng như quân lính đứng thủ thành. Mạnh góp ý là ở độ cao hai mét có thể khoét một số lỗ châu mai, dựng dàn giáo để đặt thêm pháo tăng cường hỏa lực phòng thủ. Chiêu Văn Vương đồng ý và cho lính xây dựng gấp.

Một tuần sau Quân Nguyên do thái tử Thoát Hoan chỉ huy tấn công Đại Việt. Nhà Nguyên chia làm 3 đạo tiến đánh Đại Việt. Đạo chủ lực do Thoát Hoan và A Lý Hải Nha chỉ huy từ Ninh Minh tiến vào Lộc Châu (nay là Lộc Bình, Lạng Sơn). Ngày 27 tháng 1 năm 1285, đạo quân này chia làm 2 mũi tiến quân, một do Bột La Hợp Đáp Nhĩ chỉ huy theo đường Khâu Ôn (nay là Ôn Châu, Lạng Sơn) một do Sát Tháp Nhi Đài và Lý Bang Hiến chỉ huy đi theo đường núi Cấp Lĩnh (tức là từ Lộc Bình đi Sơn Động ngày nay). Đại quân của Thoát Hoan đi sau mũi thứ hai của Sát Tháp Nhi Đài và Lý Bang Hiến.

Đạo thứ hai chỉ gồm hơn 3 nghìn kỵ binh Mông Cổ và hai vạn quân Đại Lý do Nạp Tốc Đạt Đinh từ Vân Nam vào Đại Việt qua vùng Tuyên Quang tiến theo sông Chảy. Đạo quân Nguyên từ Vân Nam theo lưu vực sông Chảy tiến xuống.

Đạo thứ ba là đạo quân đang chiến đấu ở Chiêm Thành do Toa Đô chỉ huy, tiến vào Đại Việt muộn hơn hai cánh trên, sau đó một tháng từ phía từ phía Nam. Trong số các cánh quân tiến xuống chỉ có tầm năm vạn quân là kỵ binh Mông Cổ tinh nhuệ, còn hai mươi vạn chủ yếu là quân hàng binh nhà Tống và Đại Lý. Trong đó bốn vạn là theo Thoát Hoan, ba nghìn theo cánh quân từ Đại lý và bảy nghìn theo tướng Toa Đô tấn công từ phía Nam.

Nuôi gà thành Tiên. Tuy Main có Hack, nhưng hơi khổ, nhịp truyện chậm rãi. Main trưởng thành, khôn dần theo thời gian, chứ không phải vừa sinh ra, vừa xuyên qua đã là thiên tài. Lúc đầu có thể nói là hơi đần. Về sau, tác càng viết càng hay. Mong ủng hộ Trường Sinh, Bắt Đầu Từ Tạp Dịch Nuôi Gà .